Gà chọi bị bệnh đường ruột là điều mà nhiều anh em sư kê luôn bận tâm trong quá trình nuôi. Căn bệnh này gây tổn hại không nhỏ đến sức khoẻ và quá trình tiêu hoá của gà. Biểu hiện dễ thấy nhất khi gà bị bệnh đường ruột là đi phân xanh hoặc trắng, chậm lớn hơn thông thường,… Để biết thêm thông tin chi tiết hãy dõi theo nội dung có trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Gà chọi bị bệnh đường ruột – một số bệnh thường gặp
Trường hợp gà chọi bị bệnh đường ruột người nuôi cần biết chính xác chúng đang mắc bệnh gì. Bởi trong hệ thống các bệnh liên quan đến đường ruột rất đa dạng và có cách chữa trị khác nhau.Dưới đây là thông tin về một số bệnh thường gặp của gà chọi mà anh em sư kê cần lưu ý.

Viêm ruột hoại tử
Bệnh viêm ruột hoại tử là bệnh thường gặp ở gà chọi do nhiễm trùng cấp tính. Vi khuẩn Clostridium perfringens chính là tác nhân chính làm hoại tử vô cùng nghiêm trọng trên niêm mạc ruột. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng có chứa kháng sinh sẽ kiểm soát tốt hơn căn bệnh này. Loại chất này được sử dụng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi với tên được viết tắt là AGPs.
Hiện nay các loại vắc xin để phòng ngừa viêm ruột hoại tử được bán rộng rãi trên thị trường. Trước đó vào năm 2020, có một thời gian nước ta đã cấm sử dụng AGPs điều đó đã tạo ra không ít những bất cập và gây khó khăn cho ngành chăn nuôi. Khi gà chọi bị bệnh viêm hoại tử sẽ có một trong các triệu chứng dưới đây:
Gà giảm ăn và chậm lớn hơn trông thấy vì thế nên chúng thường chậm chạp hơn thông thường. Phân của gà đi khác thông thường, khô hơn và có màu đen. Thậm chí có những trường hợp đi ra máu, có chất nhầy và hơi giống biểu hiện của cầu trùng.
- Gà giảm ăn và chậm lớn đi lại chậm chạp hơn bình thường, đi ra phân khô và có màu đen. Một số trường hợp gà còn đi ra phân có lẫn máu và nhầy, giống với triệu chứng của bệnh cấu trùng.
- Gà luôn ở trạng thái sã cánh, luôn nằm sấp và gục đầu xuống rất dễ ngã và khó đứng lên được.
- Khi gà mắc viêm ruột hoại tử có đến 5 đến 25% sẽ chết nếu như không được phát hiện kịp thời.

Bệnh bạch lỵ – gà chọi bị bệnh đường ruột
Tình trạng gà chọi bị mắc bạch lỵ là không hiếm gặp nên các anh em sư kê cần lưu ý. Những chú gà con dưới 3 ngày tuổi là đối tượng có thể nhiễm bệnh này bởi vi khuẩn mang tên là Salmonella Pullorum. Biểu hiện của gà mắc bệnh lỵ là đi phân trắng và hậu môn ướt với những nốt hoại tử màu trắng xám ở nội tạng.
Biểu hiện của gà được thể hiện rất rõ ràng và bắt đầu chết từ giai đoạn 4 đến 5 ngày tuổi. Gà thường ủ rũ, bỏ ăn, hở rốn,… vì thế anh em cần theo dõi kịp thời để có những xử lý sớm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bằng kháng sinh sẽ gây chết hàng loạt.
Để phòng cho gà chọi bị bệnh đường ruột anh em nên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước khi nuôi nhốt. Đây là một trong những bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho gà với những gì tốt nhất.
Mắc bệnh cầu trùng
Gà chọi bị bệnh đường ruột phổ biến nhất là cầu trùng. Bệnh sẽ gây nên những ảnh hưởng đến đường ruột của gà do vi khuẩn Eimeria spp. Nguyên nhân có thể là do gà ăn phải nang của cấu trùng trong thức ăn hoặc nước uống. Điều đó đã gây nên ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hoá của gà. Dù là gà con hay khi đã trưởng thành đều có thể nhiễm bệnh nên anh em không nên chủ quan.
Bệnh do đường tiêu hoá và diễn ra trong một thời gian dài. Biểu hiện của gà là gầy, tốc độ lớn chậm hơn thông thường nên dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Gà thường đi phân lẫn máu có chất nhầy và sẽ gầy đi rất nhanh bởi tình trạng thái máu, da nhợt nhạt. Sau đó không lâu gà sẽ bỏ ăn, ủ rũ có tiếng kêu khác lạ.
Anh em sư kê có thể sử dụng siêu men vi sinh Biomin ngay từ khi gà mới để để phòng bệnh. Như vậy gà sẽ có sức để kháng tốt hơn để chống chọi lại với vi khuẩn Eimeria spp. Theo các chuyên gia đây là cách phòng tốt cho gà chọi bị bệnh đường ruột. Giai đoạn sử dụng phù hợp nhất là từ 3 đến 7 ngày tuổi.

Loại bệnh thương hàn
Thương hàn là bị bệnh đường ruột gặp ở gà chọi do vi khuẩn Salmonella gallinarum cùng với Salmonella pullorum gây nên. Bệnh phổ biến và ở thể cấp tính đối với gà con và rất dễ lan truyền tại gà nếu như không được điều trị kịp thời. Chính vì thế anh em sư kê cần lưu ý đến những biểu hiện của gà như bị tiêu chảy, đi phân trắng và có chất nhầy.
Vùng hậu môn của gà có dấu phên bị bết lại là dấu hiệu gà chọi bị bệnh đường ruột cần lưu ý. Gà trưởng thành cũng dễ bị mắc bệnh cùng biểu hiện đi phân màu xanh loãng, luôn khát nước và phần mào nhợt nhạt hơn thông thường.
Một số cách chữa gà chọi bị bệnh đường ruột hiệu quả
Sau khi biết được một số biểu hiện gà chọi bị bệnh đường ruột thường gặp anh em có thể tham khảo phương pháp chữa trị dưới đây:
- Bệnh viêm ruột hoại tử anh em sử dụng khác sinh như Enrofloxacin hoặc Hanquinol, Amoxicillin để tăng sức đề kháng cho gà. Cụ thể anh em phải cho gà sử dụng liên tục trong 5 ngày.
- Bệnh thương hàn hoặc bạch lỵ rất dễ chữa nếu như được phát hiện kịp thời. Điều quan trọng là người nuôi cần giữ ấm cho gà và tránh bị gió lùa. Sau đó cho chiến kê dùng enroFloxacin, Neomycin, Serotonin hoặc Ampicoli để điều trị.
- Bệnh cầu trùng dùng các loại thuốc như ESB3, Diclacox hoặc Diclazuzin để điều trị.

Lời kết
Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi đã chia sẻ thông tin về vấn đề gà chọi bị bệnh đường ruột. Một số bệnh thường gặp nhất và cách chữa trị cũng đã được mang đến qua nội dung bài viết trên. Mong rằng các anh em sư kê có thể tìm hiểu, tham khảo để giúp cho sức khoẻ của chiến kê luôn ở phong độ tốt nhất.